TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Lâm Đồng: Ở nơi này, nông dân chăm chỉ nuôi la liệt con bò ngọ nguậy, ăn lá như ranh, tiền đều mỗi tháng In trang
31/12/2020 03:28 CH

Tham gia Chi hội Nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm, đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Đạ Nhar, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng không những đã thoát nghèo mà có thu nhập đều đặn từ 5-7 triệu đồng/hộ/tháng. 

Mô hình Chi hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm tại buôn Đạ Nhar được chọn là mô hình "Dân vận khéo" trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế tại địa phương.

Hiệu quả từ mô hình điểm

Với những thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân, anh K'Tiếu - Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm thôn Đạ Nhar, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng là 1 trong 90 chi hội trưởng nông dân tiêu biểu được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) vinh danh và tặng bằng khen vào tháng 10/2020 vừa qua. Trao đổi về tình hình địa phương, anh K'Tiếu cho biết: Đạ Nhar là thôn đặc biệt khó khăn của xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh với 99% đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Đạ Nhar (xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng) nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. Ảnh: Việt Quỳnh
Mô hình trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Đạ Nhar (xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng) nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. Ảnh: Việt Quỳnh

Theo anh K'Tiếu, trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Đạ Nhar với phương thức sản xuất cũ, việc tiếp cận với các nguồn vốn và khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế nên thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, cây điều gắn với người dân nơi đây từ lâu, nay giá cả bấp bênh, bị bệnh dẫn đến nhiều vụ mất trắng.

Trước thực trạng đó, Hội ND xã Quốc Oai đã phối hợp tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập. Đồng thời, Hội ND xã cũng phối hợp với UBND xã, Trung tâm Nông nghiệp, Trung tâm Dạy nghề của huyện mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề về trồng dâu nuôi tằm; tổ chức cho bà con trong buôn đi học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. Sau đó, Hội ND xã Quốc Oai đã chọn mô hình điểm để đầu tư phát triển nghề nuôi tằm tại thôn Đạ Nhar.

Anh K'Tiếu - Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm thôn Đạ Nhar cho biết: "Chi hội đã chọn, vận động gia đình ông K'Tuấn thực hiện trồng mô hình điểm với tổng kinh phí là 30 triệu đồng; trong đó, UBND xã hỗ trợ 5 triệu đồng, Hội ND huyện hỗ trợ 1 bộ né, 1 bàn dập kén, phần còn lại gia đình đóng góp 0,5ha cây dâu. Hội cũng phối hợp với khuyến nông viên hướng dẫn KHKT trồng dâu, nuôi tằm. Hiện nay, mỗi tháng mô hình trồng dâu nuôi tằm đã cho gia đình ông K'Tuấn thu nhập 7 triệu đồng. Quan trọng hơn, gia đình ông K'Tuấn có công ăn việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định và đời sống không ngừng được nâng lên".

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình cây dâu, con tằm, Chi hội đã vận động bà con thôn Đạ Nhar mạnh dạn chuyển đổi diện tích điều già cỗi, kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm để giảm nghèo, tăng thu nhập cho bà con dân tộc thiểu số. Đến nay, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã được nhân rộng với diện tích trồng dâu hơn 11ha.

Hỗ trợ kỹ thuật, vốn

Anh K'Tiếu phấn khởi cho biết: Hiện nay, 26 thành viên Chi hội đang canh tác hơn 11ha dâu và hàng năm cung cấp sản lượng kén cho thị trường, thu nhập bình quân đạt 5-7 triệu đồng/hộ/tháng. 100% hộ hội viên có nhà nuôi tằm đạt tiêu chuẩn rộng 100m2. Chi hội sinh hoạt 3 tháng/lần với nội dung chủ yếu trao đổi thông tin giá cả, thị trường, phòng trừ dịch bệnh cho cây dâu, con tằm…

Bên cạnh đó, Chi hội còn hướng dẫn, vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số dần bỏ tập quán sản xuất theo lối cũ, chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo định hướng của Nhà nước.

Đáng chú ý, Chi hội đã kết nối HTX dâu tằm Quốc Oai ký kết bao tiêu sản phẩm nên hội viên yên tâm sản xuất.

Theo lãnh đạo Hội ND xã Quốc Oai, được Hội ND phối hợp các ngành chức năng chuyển giao KHKT, các thành viên trong Chi hội đã mạnh dạn chuyển sang giống dâu mới (giống S7-CB có lá to dày, kháng bệnh, giúp tằm an lâu hơn) cho đến cách nuôi tằm theo phương pháp mới (nuôi trên nền ximăng, nong tằm làm bằng khung sắt, né gỗ…). Phương pháp nuôi này giúp người chăn nuôi giảm chi phí đầu tư, thời gian chăm sóc và hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra các thành viên mới trong Chi hội cũng được Hội ND huyện hỗ trợ 8 bộ né tằm, 8 bàn dập với giá trị 56 triệu đồng. Hội ND cũng tạo điều kiện cho các thành viên trong Chi hội vay 150 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Nguồn: Danviet.vn

Lượt xem: 974
Liên kết website




Thống kê truy cập
  • 003231727
  •  Đang online: 84
  •  Trong tuần: 49
  •  Trong tháng: 71.715
  •  Trong năm: 1.220.136