Nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Tuyên truyền về Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hoạt động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp; kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội, hoạt động của phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đạ Tẻh; huy động các nguồn lực cho Quỹ “Vì người nghèo” và bổ sung nguồn vốn cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đạ Tẻh; Tăng cường vai trò, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đối với các hoạt động tín dụng chính sách xã hội và thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội.
Chiều ngày 02/8/2023 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đạ Tẻh.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đạ Tẻh.
Tham dự Lễ ký kết có đ/c Nguyễn Văn Tuyên - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; đ/c Phan Minh Đăng - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện; Đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Ban Tuyên giáo huyện ủy, phòng Lao động thương binh và xã hội huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện; Các đ/c Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; Đại diện lãnh đạo các đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Huyện đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Liên đoàn lao động huyện; các ông/ bà: Lãnh đạo, cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đạ Tẻh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn.
Tại buổi lễ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện và Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đạ Tẻh đã thống nhất ký kết thực hiện các nội dung, nhiệm vụ:
1. Phối hợp trong công tác tuyên truyền:
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tiếp tục phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 610-CV/TU ngày 08/7/2021 của Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng về triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư; Chiến lược phát triển Ngân hàng chính sách xã hội đến năm 2030, các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh đối với tín dụng chính sách đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tính nhân văn sâu sắc của tín dụng chính sách trong phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Tuyên truyền về Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo”, Kế hoạch “Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo” nhằm kêu gọi các tổ chức và cá nhân tăng cường nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo và bổ sung nguồn vốn cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
Phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Tuyên truyền sâu rộng các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong công tác hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ “Vì người nghèo”.
Kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích, có nhiều đóng góp cho công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức triển khai hỗ trợ người nghèo và hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
2. Phối hợp triển khai các hoạt động giám sát và phản biện xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội:
Tổ chức, triển khai các chương trình giám sát xã hội việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và tín dụng chính sách xã hội.
Hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội giám sát các cơ quan có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội, giám sát người được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và các hoạt động khác liên quan đến tín dụng chính sách xã hội; đưa nội dung giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn vào chương trình giám sát, phản biện xã hội hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm đánh giá kết quả công tác triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách để từ đó đưa ra các giải pháp có hiệu quả.
Tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện theo yêu cầu hoặc khi cần thiết; tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo chương trình, đề án có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện.
Cung cấp thông tin, báo cáo các nội dung liên quan tới hoạt động tín dụng chính sách xã hội cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện để triển khai các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Chủ động đề xuất phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở.
3. Phối hợp vận động các nguồn lực hỗ trợ người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội:
Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kêu gọi, vận động các nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... nhằm góp phần huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tín dụng chính sách xã hội.
Tiếp tục triển khai, mở rộng vận động Quỹ “Vì người nghèo”, “Gửi tiết kiệm vào Ngân hàng chính sách xã hội để chung tay giảm nghèo”, thường xuyên bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại địa phương để giúp cho người nghèo, các đối tượng chính sách khác ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Mời đại diện lãnh đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tham gia Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện; tiếp tục duy trì số dư tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” các cấp tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội.
Phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị quản lý các quỹ từ thiện, nhân đạo mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để tăng cường nguồn lực cho thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Phối hợp tuyên truyền các hoạt động an sinh xã hội, chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; vận động cán bộ, viên chức và người lao động trong chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hưởng ứng, ủng hộ người nghèo nhân dịp Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hằng năm và hỗ trợ nhân dân khi có thiên tai, dịch bệnh, sự cố nghiêm trọng xảy ra theo chủ trương kêu gọi, vận động của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
Chỉ đạo, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác MTTQ huyện có hiệu quả, định kỳ báo cáo việc sử dụng nguồn vốn ủy thác theo quy định.
Đề xuất cấp có thẩm quyền mời đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
(Nguồn: MTTQ Việt Nam huyện)