TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Công tác phòng chống xâm hại trẻ em tại Đạ Tẻh In trang
31/08/2020 08:49 CH

“Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em” đang là vấn đề được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã dành nhiều thời gian để thảo luận báo cáo giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Theo báo cáo giám sát của Quốc hội, tình trạng xâm hại trẻ em đã và đang gia tăng đến mức đáng báo động, 5 năm qua, cả nước đã phát hiện và xử lý hơn 8.400 vụ, với 8.700 trẻ em bị xâm hại, trong đó, hơn 4.600 trẻ em bị xâm hại tình dục. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 cháu, trung bình 1 ngày 7 trẻ trở thành nạn nhân. Tại huyện Đạ Tẻh, từ năm 2015 – 2019, tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra 11 vụ 5 đối tượng (6 trẻ em bị xâm hại) gồm: Hiếp dâm 02 vụ, 02 đối tượng (03 trẻ em bị xâm hại), giao cấu và dâm ô trẻ em 02 vụ, 03 đối tượng (03 trẻ bị xâm hại). Ngoài ra, vẫn còn những vụ trẻ em bị xâm hại mà gia đình trẻ sợ xấu hổ, mang tiến cáo đến cơ quan nhà nước hoặc tự thỏa thuận bồi thường… nên số liệu thực tế có thể nhiều hơn số liệu trong thống kê, báo cáo.

Tạo đàm chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống xâm hại trẻ em
Tạo đàm chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống xâm hại trẻ em

Hậu quả mà trẻ bị xâm hại phải gánh chịu là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe về thể chất của trẻ; ảnh hưởng không nhỏ đến tâm, sinh lý và sự phát triển trí tuệ cùng nhiều hệ lụy nặng nề về sau. Hành vi xâm hại trẻ em còn gây tác động nghiêm trọng đối với xã hội, tạo tâm lý hoang mang cho trẻ em.

Để câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” không còn chỉ là khẩu hiệu, thì chúng ta từng cá nhân và cả cộng đồng cần phải thay đổi nhận thức và hành động một cách mạnh mẽ, thực chất hơn để trẻ em được sống trong tình yêu thương của gia đình và toàn xã hội. Hưởng ứng chủ đề “Năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; từ năm 2019 đến nay, Hội LHPN huyện đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, xây dựng nhiều mô hình đê nâng cao công tác phòng chống xâm hại trẻ em cụ thể như:

Hội đã tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng chống xâm hại trẻ em, tuyên truyền phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tư vấn truyền thông sức khỏe sinh sản, giới tính...

Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản cho học sinh phù hợp tâm lý, lứa tuổi; tổ chức diễn đàn kết nối mạng xã hội an toàn, hội thi rung chuông vàng để các em học sinh tìm hiểu pháp luật về hôn nhân gia đình, phòng chống tảo hôn, phòng chống mua bán người, an toàn giao thông.

Chỉ đạo các cơ sở Hội tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em, xây dựng mô hình “nuôi dạy con tốt”, mô hình “thôn, tổ dân phố an toàn”, mô hình “tương lai xanh”, mô hình “phòng chống xâm hại trẻ em”… Để duy trì thực hiện tốt công tác phòng chống xâm hại trẻ em trên địa bàn. Trong thời gian tới Hội LHPN các cấp trong huyện tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 23/3/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành kế hoạch hành động phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 – 2025 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em từng bước giảm đến mức thấp nhất các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đặc biệt là các quy định của Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em; đồng thời tiếp tục tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về trẻ em, sân khâu hóa, tuyên truyền viên giỏi, các diễn đàn về trẻ em, xây dựng các mô hình hỗ trợ đảm bảo an toàn cho trẻ em tại khu dân cư... nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cung cấp Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).

Trịnh Khuyên

 

Lượt xem: 972
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 002347985
  •  Đang online: 73
  •  Trong tuần: 533
  •  Trong tháng: 12.215
  •  Trong năm: 336.394