TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Đạ Tẻh chủ động ứng phó với bão số 4 (bão Noru) In trang
26/09/2022 11:10 CH

Thực hiện Công điện số 7260/CĐ-UBND ngày 25/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4 năm 2022 trên địa bàn tỉnh; theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão từ chiều 27/9 đến ngày 28/9/2022 tại khu vực từ Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa to đến rất to, kèm theo giông gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm, từ ngày 28 đến ngày 30/9/2022 mưa có xu hướng xảy ra trên diện rộng.

Vị trí và hướng di chuyển của bão Noru. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả với cơn bão số 4, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, tài sản và bảo vệ an toàn tính mạng của người dân trên địa bàn; Ngày 26/9/2022, UBND huyện Đạ Tẻh đã có văn bản số 1104/UBND về chủ động ứng phó với bão số 2 (bão Noru). Theo đó, UBNd huyện yêu cầu Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện (PCTT và TKCN), các cơ quan, đơn vị, UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã, thị trấn khẩn trương tập trung thực hiện một số nội dung:

1. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão, bố trí cán bộ tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24giờ trong thời điểm bão số 4 diễn ra; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”; chủ động ứng phó với tình huống thiên tai nguy hiểm có thể xảy ra, như: lũ quét, sạt lở đất, mưa lũ lớn kéo dài trên diện rộng...

2. Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư để chủ động sơ tán, di dời người dân đến nơi an toàn; chủ động kiểm tra các công trình hồ đập trên địa bàn, sẵn sàng lực lượng phương tiện, trang thiết bị, nguồn lực để xử lý khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là các vị trí trọng điểm, xung yếu, các công trình bị xuống cấp, hư hỏng.

3. Đề nghị Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trên địa bàn huyện, phối hợp với Trung tâm Văn hóa – TT&TT, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã, thị trấn thông tin kịp thời về tình hình mưa, lũ để chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân biết, chủ động ứng phó và triển khai phương án di dời người dân đến nơi an toàn.

4. UBND các xã, thị trấn:

- Tăng cường công tác thông tin, dự báo, kịp thời cảnh báo đến tận thôn, buôn để người dân chủ động phòng, tránh và ứng phó với các hiện tượng mưa bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất... có thể xảy ra; phân công lãnh đạo, triển khai lực lượng xuống các địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống bảo đảm an toàn nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp; khơi thông kênh mương, suối, cống rãnh, dòng chảy tránh tình trạng ngập lụt; chỉ đạo kiểm tra, rà soát những cây xanh có nguy cơ ngã đồ dọc các tuyến đường giao thông ở đô thị, khu dân cư, công viên, trường học, bệnh viện,... để kịp thời chặt hạ, tỉa cành đảm bảo an toàn trước và trong khi bão đồ bộ; đồng thời, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, trang, thiết bị, vật tư tại những nơi xung yếu để sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp và ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra.

- Tổ chức cắm biển cảnh báo nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người và phương tiện qua lại tại các ngầm tràn, đoạn đường, bến đò ngang, đò dọc tại các khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn về người và tài sản người dân; kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về tập kết vật liệu, công trình, nhà xưởng xây dựng trái phép ở lòng, bãi sông, suối gây cản trở thoát lũ.

5. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với các đơn vị khai thác thủy lợi, UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, rà soát và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống công trình kênh, mương, hồ chứa thủy lợi; kịp thời duy tu bảo dưỡng, nạo vét, khơi thông dòng chảy và đẩy nhanh tiễn độ thi công, tránh tình trạng ngập lụt.

- Tham mưu UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện thông tin, cảnh báo kịp thời diễn biết tình hình thiên tai cho người dân biết, chủ động ứng phó, nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

6. Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra các tuyến dường xung yếu (các tuyến đường tỉnh, đường huyện), các cầu yếu, các đoạn đường đèo thường bị sạt lở gây ách tắc giao thông và chuẩn bị vật tư, trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó, khắc phục khi có sự cố xảy ra, đám bảo lưu thông an toàn, thông suốt.

7. Công an huyện, Cơ quan Quân sự huyện chỉ đạo lực lượng bồ trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng phối hợp với chính quyên các cấp và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cứu nạn, cứu hộ, tham gia khắc phục hậu quả khi có sự cố xảy ra và đưa người dân đến nơi an toàn.

8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương tham gia cứu nạn, cứu hộ, đưa người dân đến nơi an toàn và khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra.

9. Giao Ban Chỉ huy PCT và TKCN huyện tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm chắc mọi tình hình, diễn biến của bão số 4; kiểm tra, đôn dốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với thiên tai; khi có sự cố bắt thường về mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra, phải báo cáo ngay với lãnh đạo UBND huyện để chỉ đạo, huy động các lực lượng hỗ trợ, ứng cứu kịp thời tránh thiệt hại về người và của cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Phòng VH&TT

Lượt xem: 262
Liên kết website




Thống kê truy cập
  • 002505678
  •  Đang online: 596
  •  Trong tuần: 10.757
  •  Trong tháng: 10.757
  •  Trong năm: 494.087