TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân có hành vi “Báo chốt giao thông” trên mạng xã hội In trang
12/08/2024 03:49 CH

Công an huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp có hành vi “báo chốt giao thông” trên mạng xã hội, Cụ thể:

Qua nắm tình hình trên không gian mạng, ngày 06/8/2024 Công an huyện Đạ Tẻh phát hiện có một tài khoản Facebook đăng công khai trên nhóm “RAO VẶT ĐẠ TẺH” thông tin về hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ xử lý vi phạm nồng độ cồn. Tiến hành xác minh, Công an huyện xác định công dân tạo lập, quản trị tài khoản và đăng tải bài viết trên là N.V (45 tuổi, trú tại thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh).

Xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân có hành vi “Báo chốt giao thông” trên mạng xã hội
Xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân có hành vi “Báo chốt giao thông” trên mạng xã hội

Tại cơ quan Công an, N.V thừa nhận hành vi vi phạm khi thu thập, chia sẻ trái phép thông tin, hình ảnh, vị trí đang làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông; thừa nhận hành vi đăng tải bài viết trên của bản thân nhằm thông báo cho bạn bè, người theo dõi trên Facebook biết vị trí "chốt" tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng Công an để tránh sự kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng.

Xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân có hành vi “Báo chốt giao thông” trên mạng xã hội
Xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân có hành vi “Báo chốt giao thông” trên mạng xã hội

Căn cứ hành vi vi phạm, tính chất, mức độ vi phạm, Công an huyện Đạ Tẻh đã xử phạt vi phạm hành chính đối với N.V số tiền 5.000.000 đồng về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm e khoản 3 điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đồng thời yêu cầu N.V cam kết không tái phạm.

KHUYẾN CÁO

Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Quy định những việc Nhân dân giám sát Cảnh sát Giao thông, Trong đó có quy định việc Nhân dân giám sát Cảnh sát giao thông trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ (Điều 10 Thông tư số 67). Đồng thời quy định các hình thức giám sát của Nhân dân (điều 11 Thông tư số 67) trong đó có hình thức thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau “Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ”…

Hiện nay, nhiều người còn cho rằng hành vi báo “chốt” trên mạng xã hội là hành vi hết sức đơn giản, vô hại. Nhưng chính những thông tin chia sẻ trên mạng đã làm cho người dân không còn ý thức chấp hành luật giao thông, khi mà họ thấy rằng là mình hoàn toàn có nhiều cách để lách luật. Cụ thể, điều này tạo điều kiện cho người tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu bia vẫn “tự tin” cầm vô lăng, và thoải mái “tăng ga” vi phạm các quy định về tốc độ khi điều khiển phương tiện giao thông vì họ đã nắm được vị trí lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ để chủ động đối phó. 

Việc báo “chốt giao thông” trên mạng xã hội nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin về hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông là hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời đây còn là việc làm nguy hiểm, khiến một bộ phận người dân có thái độ coi thường, đối phó và tìm cách “lách luật” thay vì chấp hành tốt các quy định về trật tự, an toàn giao thông. Ngoài việc tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn giao thông, các đối tượng xấu có thể lợi dụng để tổ chức đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, vận chuyển hàng hoá bị cấm,… ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 
Hành vi báo “chốt giao thông” còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thực hiện công vụ, cản trở hoạt động bình thường của lực lượng cảnh sát giao thông. Lực lượng Cảnh sát giao thông có chức năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm liên quan đến ATGT, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo hiệu quả công việc, góp phần đảm bảo tình hình TTATXH. 

Như vậy, Căn cứ Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt VPHC, hình thức PHẠT TIỀN TỪ 05 ĐẾN 10 TRIỆU ĐỒNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, từ 10 đến 20 triệu đồng đối với tổ chức. Đối với những vụ việc nghiêm trọng, tính chất phức tạp hơn, cơ quan chức năng có thể XỬ LÝ HÌNH SỰ theo quy định pháp luật. Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần nhận thức đúng đắn về việc báo “chốt giao thông” trên mạng xã hội, không ủng hộ, cổ suý mà cần phải có thái độ lên án, phê phán.

Công an huyện

Lượt xem: 136
Liên kết website




Thống kê truy cập
  • 003109364
  •  Đang online: 170
  •  Trong tuần: 27.008
  •  Trong tháng: 121.553
  •  Trong năm: 1.097.773