TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới tại an nhơn - hướng đi mới cho người nông dân In trang
02/02/2023 03:37 CH

Trên cơ sở Quyết định số 1328 ngày 13/7/2021 của UBND huyện Đạ Tẻh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao tại xã An Nhơn năm 2021; Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Tẻh đã triển khai thí điểm Mô hình trồng rau, hoa kết hợp trên diện tích đất lúa chuyển đổi tại xã An Nhơn.

Ông Trần Văn Tuấn bên vườn rau
Ông Trần Văn Tuấn bên vườn rau

Trên cơ sở Quyết định số 1328 ngày 13/7/2021 của UBND huyện Đạ Tẻh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao tại xã An Nhơn năm 2021; Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Tẻh đã triển khai thí điểm Mô hình trồng rau, hoa kết hợp trên diện tích đất lúa chuyển đổi tại xã An Nhơn. 

Mô hình được thực hiện tại vườn của gia đình ông Trần Văn Tuấn, ở thôn 4, có quy mô 650 m2. Tổng kinh phí thực hiện của mô hình là hơn 233 triệu đồng. Trong đó Nhà nước hỗ trợ 40%, còn lại là gia đình tự đầu tư trên 140 triệu đồng (60%). Các hạng mục Nhà nước hỗ trợ và dân đóng góp bao gồm: Giống rau, phân chuồng hoai mục, nấm trychoderma, phân hữu cơ Komic, lân nung chảy, thuốc BVTV sinh học, hệ thống nước tưới và nhà lưới.

Hội nông dân các xã, thị trấn Đạ Tẻh tham quan mô hình
Hội nông dân các xã, thị trấn Đạ Tẻh tham quan mô hình

Đến thăm vườn rau sạch của hộ ông Trần Văn Tuấn, bên trong nhà lưới là gần 20 luống rau xanh mướt đầy sức sống gồm các loại dền, muống, cải, xà lách… Ông Tuấn cho biết, vào tháng 10/2021, nhà lưới đã hoàn thành khâu lắp đặt, bắt đầu chọn loại rau để trồng (bao gồm các giống xà lách, rau muống, rau dền, rau cải, tía tô, ngò, húng quế). Tính đến tháng 12/2022, vườn nhà đã cho thu hoạch 13 đợt rau các loại. Năng suất rau tăng hơn 30% so với sản xuất rau thông thường; cây rau có mẫu mã đẹp, giòn, thơm ngon, đảm bảo chất lượng và đặc biệt là sạch, an toàn.

Được biết, trong quá trình làm rau, ngoài được hỗ trợ về giống, gia đình ông Trần Văn Tuấn đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nông nghiệp trực tiếp về vườn tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn các khâu sản xuất theo hướng hữu cơ, lấy phân chuồng hoai mục làm chủ lực, không sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV và có sự theo dõi, giám sát định kỳ 2 lần/tuần.

Bên cạnh trồng rau, gia đình ông Tuấn đã kết hợp trồng hoa trong nhà lưới với gần 150 chậu hoa cúc vạn thọ. Cây đang sinh trưởng bình thường và đã xuất bán phục vụ trong dịp Tết nguyên đán Quý Mão vừa qua. Với giá mỗi chậu 25.000 đồng, sau khi trừ chi phí các loại gia đình ông Tuấn còn lãi 15.000 đồng.

Đối với cây rau có thời gian thu hoạch từ 30 – 45 ngày/đợt thu (tùy từng giống rau) và đối với cây hoa thời gian thu hoạch từ 65 – 75 ngày/đợt thu. Sau khi trừ chi phí các loại, lợi nhuận thu về từ 08 – 12 triệu đồng. Như vậy lợi nhuận của hộ trồng rau, hoa tăng lên đáng kể gấp 14 – 16 lần so với cây lúa trên chân đất không phù hợp và một số cây trồng ngắn ngày khác.

Ngoài ra, khi sản xuất rau trong nhà lưới thì mật độ sâu, bệnh hại không đáng kể; từ đó gia đình ông Tuấn không phải sử dụng thuốc BVTV nên sản phẩm rất an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho người sản xuất.

Theo bà Kờ Thị Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện, trong 1 tháng, lợi nhuận kinh tế mang lại trên diện tích gieo trồng của gia đình ông Trần Văn Tuấn đạt hơn 10 triệu đồng tại 1 đợt thu hoạch sau khi trừ chi phí (bình quân 600 ngàn đồng/1 luống), doanh thu gấp 15 lần so với sản xuất lúa; thêm vào đó, thời gian trồng được rút ngắn lại (tùy theo từng giống rau) chênh lệnh trong khoảng 30 – 45 ngày so với trồng rau thông thường; do trồng nhà lưới nên nếu mưa to rau cũng không bị gãy đổ, dập nát, ảnh hưởng năng suất…

Chính vì vậy, Trung tâm Nông nghiệp huyện cũng đề xuất việc nhân rộng mô hình ra toàn huyện; trước mắt, mỗi xã, thị trấn ít nhất thực hiện 1 mô hình này, quy mô từ 500m2 – 1.000m2/1 điểm. Đồng thời, kết hợp việc định hướng xây dựng thương hiệu rau sạch của địa phương để Nhân dân vùng lân cận nói chung và trong huyện nói riêng biết đến, tiêu thụ; vừa đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, vừa giúp người trồng rau sạch bán được giá rau cao hơn, từ đó yên tâm duy trì, mở rộng sản xuất.

- Cẩm Vân -

Lượt xem: 728
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 002323327
  •  Đang online: 35
  •  Trong tuần: 35
  •  Trong tháng: 79.062
  •  Trong năm: 311.736