TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Nghề làm đậu khuôn ở An Nhơn In trang
11/08/2021 11:21 SA

Ngoài nghề chính làm nông nghiệp, chị Đỗ Thị Dung (38 tuổi, Thôn 4, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh) có thêm nghề tay trái để tăng thêm nguồn thu nhập trong gia đình, đó là nghề làm đậu khuôn hay còn gọi là nghề làm đậu phụ.

Chị Dung duy trì nghề làm đậu khuôn đã được 2 năm nay. (Ảnh chụp trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn)
Chị Dung duy trì nghề làm đậu khuôn đã được 2 năm nay. (Ảnh chụp trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn)

 

Vất vả thức khuya, dậy sớm nhưng chị Dung vẫn ngày ngày chịu khó, cần mẫn bám nghề, đó là nghề làm đậu khuôn. Chị bảo, chị đến với nghề như một cơ duyên khi chị Dung về làm dâu ở Cao Bằng bởi đây là nghề truyền thống của quê hương chồng chị. 

Chị cho biết, nguyện vọng ban đầu chỉ mong muốn có nguồn thực phẩm sạch để sử dụng, về sau thấy bà con xung quanh tỏ vẻ thích thú và ưa chuộng nên chị quyết định đầu tư khuôn viên để làm nghề.

Chị Dung bật mí: Công thức để ra thành phẩm đầu tiên là công đoạn ngâm đậu. Đậu muốn ngon, trước hết là phơi hạt tốt, chọn những hạt đậu tương đều nhau, vỏ mỏng vàng, nhẵn bóng, sau đó ngâm trong nước sạch đến độ vừa phải. Tùy theo các mùa trong năm, mùa hè ngâm khoảng 4 tiếng, mùa đông khoảng 6 tiếng. Đậu ngâm đủ giờ thì mang đãi sạch để loại bỏ tạp chất rồi mới xay bằng cối đá quay tay, đây được xem là công đoạn cực nhọc nhất trong nghề. Sau khi lọc, nước đậu được đổ vào nồi lớn để đun sôi rồi đổ ra các chậu để đánh đều và chế thêm nước chua. Đây là khâu quan trọng nhất của nghề vì nó quyết định phần lớn chất lượng đậu khuôn và mỗi nhà lại có một bí quyết, tỷ lệ pha chế riêng. Tùy thời tiết nóng hay lạnh để pha nước chua, người giỏi nghề là người nhìn màu nước chua có thể biết đậu sẽ ra sao. Thường thì màu vàng nhạt là ngon, nước quá trong sẽ hao và cứng đậu. 

Sau khâu pha chế này, nước đậu đã sánh lại thì đổ vào rổ thưa đặt trên xô để vớt đậu, gói vào tấm vải mộc đã chuẩn bị sẵn rồi mới đưa vào khuôn. Để đảm bảo chất lượng, đậu sau khi cắt thành từng thanh được luộc chín.

Chị Dung thông tin thêm, nghề làm đậu khuôn bây giờ có nhiều khâu sử dụng máy móc nên đỡ cực, không làm hoàn toàn thủ công như ngày trước, chỉ có công đoạn nấu đậu là hơi vất vả. Gần một năm nay tôi bắt đầu đầu tư máy xay đậu với giá khoảng 3 triệu đồng, lượng điện tiêu thụ rất thấp, nhưng lợi thế là đỡ cực hơn làm thủ công. 

Trung bình mỗi ngày, chị Dung làm ra 2 mẻ đậu, mỗi mẻ tầm 7 kg đậu và cho ra thành phẩm khoảng 18 kg/mẻ. Đến thời điểm hiện tại, tùy theo giá bán, nhưng đậu của chị Dung luôn được người dân mua với giá từ 5.000 đồng/miếng đậu tươi. Do đậu khuôn có chất lượng, an toàn và thơm ngon nên đậu khuôn của chị luôn được người dân đặt mua từ trước. “Ngoài tiêu thụ đậu khuôn, tôi còn chắt lọc để bán thêm sữa đậu nành. Mỗi bọc như thế tôi bán với giá 5 ngàn đồng, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi tháng tôi thu nhập khoảng 4 triệu đồng”, chị Dung nói. 

Trải lòng về nghề làm đậu khuôn, chị Dung chia sẻ: “Tiêu chí của tôi là làm ra sản phẩm sạch. Toàn bộ quá trình làm đậu khuôn, tôi chỉ sử dụng 100% đậu nành nguyên chất và ủ men tự nhiên, tuyệt đối không sử dụng thêm các loại nguyên liệu, chất phụ gia nào khác. Ðó cũng là cách đã giúp cho khách hàng tin tưởng, giúp tôi trụ vững với nghề trong suốt thời gian qua”.

Theo chị Hà Thị Thanh Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Nhơn, nhu cầu sử dụng đậu khuôn của người dân rất lớn và hiện trên địa bàn xã có mô hình làm đậu khuôn của chị Dung được nhiều người tại các địa phương trong huyện biết đến và tin dùng. 

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 515
Liên kết website




Thống kê truy cập
  • 003033193
  •  Đang online: 33
  •  Trong tuần: 14.713
  •  Trong tháng: 84.602
  •  Trong năm: 84.602