TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Văn hóa cơ sở - nền tảng và tiềm năng In trang
15/12/2020 03:21 CH

Nhà Văn hóa Đạ Nhar, thôn chủ yếu là đồng bào dân tộc Mạ
Nhà Văn hóa Đạ Nhar, thôn chủ yếu là đồng bào dân tộc Mạ

Đời sống văn hóa cơ sở là một trong những vấn đề được Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt, từ Nghị quyết số 33 (ngày 9/6/2014) của Trung ương đến Quyết định số 1610 (ngày 16/9/2011) và số 22 (ngày 5/1/2010) của Thủ tướng Chính phủ… Ở tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2011 đến năm 2020 đã có 31 văn bản từ UBND tỉnh và Ban chỉ đạo ban hành hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung này. 

Nhiều kết quả đạt được

Mặc dù theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng Nguyễn Anh Hùng đến nay Chính phủ chưa tiến hành tổ chức tổng kết được quá trình thực hiện hai quyết định nêu trên, tuy nhiên tỉnh Lâm Đồng đã có những đánh giá. Số liệu từ UBND tỉnh cho biết, thực hiện mục tiêu đặt ra của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh, đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã đạt 91% hộ gia đình văn hóa; 97,4% thôn, buôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 90,5% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 83,8% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 95,5% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (ước đến cuối năm 2020 đạt 98%). Cùng đó, đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 56,5% người dân tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao (chỉ tiêu đến năm 2020 là 50%); 101/111 nhà văn hóa xã đạt chuẩn theo quy định, đạt 90,9% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 50%); 105/111 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 94,5% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 50%); 75,7% gia đình văn hóa làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa (chỉ tiêu đến năm 2020 là 35%); 91,3% xã lành mạnh không có tệ nạn xã hội (chỉ tiêu đến năm 2020 là 90%); 105/105 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 100% như chỉ tiêu vào năm 2020…

Kết quả thực hiện Quyết định số 1610 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được nhiều thành tựu; trong đó, có 6 nội dung chính. Đơn cử, đó là xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến; thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng, ấp, bản văn hóa, tổ dân phố văn hóa; xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xã đạt chuẩn văn hóa…Thực hiện Quyết định số 22 của Thủ tướng, 4 nội dung trong Đề án cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Đó là: Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa và làng (thôn) văn hóa; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; Thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã; Hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn.

Trung tâm Văn hóa huyện Đạ Tẻh, nơi thường xuyên duy trì phong trào văn hóa - thể thao
Trung tâm Văn hóa huyện Đạ Tẻh, nơi thường xuyên duy trì phong trào văn hóa - thể thao

Những bài học và giải pháp 

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, tiếp tục nhìn nhận và đánh giá khá cụ thể. Về bài học kinh nghiệm, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phan Văn Đa, trước hết, đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng luôn giữ vai trò quyết định; chính quyền các cấp tăng cường công tác quản lý và tổ chức thực hiện; việc đề ra mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hóa nói chung và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới nói riêng phải phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, đơn vị mới phát huy được hiệu quả. Đó còn là vai trò tham mưu của ngành Văn hóa phải làm nòng cốt, cần chủ động và kịp thời phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện. Bên cạnh việc tập trung xây dựng những giá trị văn hóa mới, cần phải đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trên nền tảng tiếp nhận có chọn lọc các tinh hoa văn hóa thế giới. Gắn việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh với phong trào nêu gương người tốt, việc tốt; mỗi CBCCVC, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cần thật sự nêu gương trong việc xây dựng và thực hiện đời sống văn hóa, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội… Và cuối cùng, đó là cần tạo điều kiện thuận lợi trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở một cách đồng bộ.

Những đánh giá về kết quả và nêu lên những mặt còn hạn chế, tồn tại, cùng những bài học đúc kết sẽ là cơ sở quan trọng về lý luận và thực tiễn để tỉnh Lâm Đồng đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện thời gian tới. Đó là vai trò của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các cấp; công tác tuyên truyền, phổ biến và vận dụng hiệu quả các chủ trương, chính sách. Đó còn là xây dựng những “hạt nhân” văn hóa bằng các mô hình: gia đình, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đây là trọng tâm của phong trào xây dựng văn hóa cộng đồng. Các giải pháp khác như: đầu tư, hoàn thiện các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, cùng đó là khai thác và phát huy; xây dựng và phát triển đội ngũ; vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, phát huy vai trò các tổ chức kinh tế, xã hội phát triển văn hóa. Và công tác kiểm tra, giám sát, biểu dương, khen thưởng, khắc phục yếu kém không chỉ triển khai thường xuyên mà còn phải đạt được tính hiệu quả thiết thực.    

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 573
Liên kết website




Thống kê truy cập
  • 003114610
  •  Đang online: 75
  •  Trong tuần: 32.254
  •  Trong tháng: 126.799
  •  Trong năm: 1.103.019