TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Tre tầm vông - hướng đi mới trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc In trang
12/05/2020 05:08 CH

       Buôn Tố Lan, xã An Nhơn cách trung tâm huyện 10km với 96 hộ dân sinh sống, trong đó có 86 hộ là người đồng bào dân tộc gốc địa phương. Năm 2014, có 20 hộ dân được UBND huyện giao đất để trồng cây tầm với diện tích gần 28 ha, trung bình mỗi hộ được nhận gần 2 ha đất trồng tầm vông, trải rộng trên các ngọn đồi trong buôn. Đây là những gia đình thuộc diện hộ nghèo, thiếu đất sản xuất.

          Tuy là giao đất cho dân canh tác nhưng thực tế hầu hết mọi việc đều được Trung tâm nông nghiệp, UBND và các ban ngành đoàn thể xã hỗ trợ bằng việc huy động cán bộ, công chức, đoàn viên thanh niên trong huyện đến giúp các gia đình từ các khâu đào hố, xuống giống cây, bón phân cho cây. Không chỉ cấp giống cây và phân bón, định kỳ cán bộ của Trung tâm Nông nghiệp đến hỗ trợ kỹ thuật cho từng hộ dân. 

Thu hoạch tre tầm vông
Thu hoạch tre tầm vông

.
.

          Qua 5 năm, vườn tầm vông đến nay đã cho thu hoạch. Có 17 hộ thu hoạch được 9.761 cây với độ dài từ 2,5m đến 6m/cây, số tiền thu được là 33.090.000đ. Hiện nay bà con vẫn đang tiếp tục thu hoạch với khoảng 10.000 cây và đang chờ đơn vị đến thu mua.

        Năm 2019, UBND xã An Nhơn đã ký hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Kim Phụng tại Bà Rịa, Vũng Tàu để tiến hành thu mua cây tầm vông, bảo đảm đầu ra ổn định cho bà con. Toàn bộ số cây đến kỳ thu hoạch, hợp đồng người thu mua mang xe đến tận nơi để gom cây, tùy theo kích thước của cây mà có giá cụ thể, loại cây dài 3m có giá 3 nghìn đồng/cây; cây đạt chiều cao khoảng 10m giá 32 nghìn đồng/cây. 

         Trồng tầm vông trên đất đồi đã được huyện Ðạ Tẻh chọn như là một giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho người dân tộc thiểu số tại buôn Tố Lan nơi đây. Theo ông Tô Văn Luận, Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết: Bước đầu, công tác vận động bà con chuyển đổi và mạnh dạn nhận đất trồng tầm vông còn gặp rất nhiều khó khăn. Các hộ dân vẫn còn ỷ lại rất lớn vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chờ đợi người đến giúp, chúng tôi phải đến tận nhà vận động từng người, trên vườn thì phải cầm tay chỉ việc, và thường xuyên phối hợp tổ chức các đợt công tác dân vận để lên hỗ trợ công tác đào hố, bón phân, chăm sóc giúp cho bà con. Cứ như vậy, mưa dần thấm lâu, mọi việc kiên trì thuyết phục nên hiện nay đã tạo được sự đồng thuận của bà con nơi đây.

        Cũng theo ông Luận, năm 2019 xã đang tiếp tục đầu tư mở rộng trồng mới 23,59 ha với 20 hộ tham gia, và hiện nay đã xuống giống được ½ diện tích, số diện tích còn lại đang đặt chờ cây giống và sẽ đảm bảo xuống giống trước mùa mưa năm 2020.

Cao Thủy

Lượt xem: 1.663
Liên kết website




Thống kê truy cập
  • 003112296
  •  Đang online: 104
  •  Trong tuần: 29.940
  •  Trong tháng: 124.485
  •  Trong năm: 1.100.705