TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG !
Kinh nghiệm xây dựng khối đại đoàn kết trên địa bàn huyện Đạ Tẻh theo tư tưởng Hồ Chí Minh In trang
09/05/2020 07:33 SA

Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiên tai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững. Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Và Người đã định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết như sau: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. Như vậy, đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, đoàn kết mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài thành một khối vững chắc trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản.

Xác định khối đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở thống nhất hành động thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh của huyện nhà, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, chương trình, nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; Hưởng ứng tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Trên lĩnh vực tăng cường tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên tích cực chủ động trong việc tập hợp đoàn viên, hội viên; từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đoàn viên, hội viên và nhân dân ở khu dân cư, từ đó, thu hút, tập hợp các tầng lớp tham gia vào các tổ chức.

Xây dựng khối đại đoàn kết trên cơ sở làm tốt công tác động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, phát huy tinh thần thi đua sáng tạo và nguồn lực trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Điểm nổi bật là đã tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình khu dân cư tiêu biểu và khu dân cư kiểu mẫu; Tích cực lồng ghép tuyên tuyền, vận động bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tham gia bảo hiểm y tế…Đến nay đã có 47/77 thôn, TDP được cấp tỉnh và huyện công nhận là Khu dân cư kiểu mẫu.

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Hàng năm, Mặt trận chủ trì phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo," qua đó kêu gọi, khơi dậy những tấm lòng nhân ái, nhiều nghĩa cử cao đẹp chung tay giúp đỡ người nghèo. Cụ thể, theo thống kê 5 năm gần đây, toàn huyện vận động được  9.000 triệu đồng, đã thực hiện hỗ trợ cho 938 lượt hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm, chữa bệnh, học hành, phát triển sản xuất ; sửa chữa 13 căn nhà và hỗ trợ xây mới 268 căn nhà cho hộ nghèo. Hoạt động của quỹ Vì người nghèo đã góp phần cùng Nhà nước đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Thực hiện chủ trương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”, hàng năm có 100% khu dân cư đều tổ chức, trong đó có trên 95% khu dân cư tổ chức cả phần lễ và phần hội được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Ngày hội đã khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, tăng cường sự đồng thuận ở cộng đồng dân cư; là biểu hiện sinh động của tinh thần Đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới.

Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên tổ chức thăm hỏi, chăm lo cho các gia đình chính sách, nhất là vào các dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-liệt sỹhằng năm. Ngoài ra,  phong trào từ thiện nhân đạo cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, dịch bệnh giúp đỡ người già neo đơn, trẻ mô côi, người có hoàn cảnh kho khăn… tiếp tục được đẩy manh và phát triển bền vững với sự tự nguyện tham gia của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân. Cụ thể, thời gian qua đã vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp 760 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra. Đặc biệt, thời gian gần đây,Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đạ Tẻh kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ sở tôn giáo, cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân, nhà hảo tâm trong và ngoài huyện quan tâm ủng hộ gần 25 tấn gạo và số tiền trên 200 triệu đồng để cùng chung tay phòng chống dịch Covid-19.

Xây dựng khối đại đoàn kết trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực tham gia Xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, không ngừng phối hợp với Hội đồng nhân dân và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tăng cường các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại.

Điểm nhấn nữa là Mặt trận đã tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền tổ chức các Hội nghị đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Đồng thời tạo môi trường để nhân dân phát huy quyền làm chủ, bày tỏ ý kiến, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Muốn thế phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến xây dựng của nhân dân để kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền cho hiệu quả. Phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở. Thể hiện rõ vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Thường xuyên thăm hỏi, chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân các dịp Lễ trọng, Quan tâm, chăm lo đến già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; có giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các thủ đoạn thù địch, lợi dụng vấn đề “dân tộc, tôn giáo” nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Với ý nghĩa về việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện rút ra bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất là Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Cấp uỷ Đảng thực hiện vai trò vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo Mặt trận. Cấp uỷ Đảng quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn, có năng lực để làm cán bộ lãnh đạo Mặt trận thì hoạt động của Mặt trận sẽ có chất lượng và phát triển.

Thứ hai là Mặt trận Tổ quốc các cấp phải quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong khối đại đoàn kết toàn dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương ở cấp huyện và cơ sở.

Thứ ba là Việc thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN là những điều kiện quan trọng để Mặt trận hoàn thành chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Thực tiễn cho thấy rằng khi nào có sự phối hợp đầy đủ trách nhiệm giữa chính quyền với Mặt trận thì hiệu quả công tác của Mặt trận mới được phát huy đúng mức.

Thứ tư là Thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân là nhân tố quan trọng để xây dựng sự đồng thuận xã hội, đoàn kết toàn dân. Một khi quyền làm chủ được thực hiện triệt để thì dù khó khăn, thử thách đến mấy, nhân dân cũng sẽ đồng tâm, hiệp lực vượt qua vì mục tiêu, nhiệm vụ  chung của từng địa phương, của từng cơ sở.

Thứ năm là MTTQ Việt Nam các cấp phải không ngừng nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động, linh hoạt trong tham mưu cho Cấp uỷ, biết bám sát nhiệm vụ chính trị, chương trình, kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương cũng như hướng dẫn của MTTQ Việt Nam cấp trên để triển khai công việc. Công tác Mặt trận trước yêu cầu của nhiệm vụ mới cần khắc phục cung cách làm việc chung chung, đại khái mà phải đi vào những vấn đề, lĩnh vực cụ thể liên quan trực tiếp khu dân cư, đến quyền lợi chính đáng của người dân thì hiệu quả của công tác Mặt trận được nâng cao.

Những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà với việc tập hợp sức mạnh, xây dựng  khối đại đoàn kết toàn dân đã khẳng định vai trò, vị thế cũng như uy tín của Mặt trận Tổ quốc đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc các cấp tronghuyệnsẽ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong  tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước góp phần  xây dựng huyện nhà ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Hồng Loan

Lượt xem: 4.760
Liên kết website




Thống kê truy cập
  • 003029366
  •  Đang online: 280
  •  Trong tuần: 10.886
  •  Trong tháng: 80.775
  •  Trong năm: 80.775